Phong cách minimalism và sự tối giản trong nội thất

Ngày càng có nhiều người lựa chọn phong cách sống theo sự tối giản trong nội thất, trong thời trang và cả trong lối suy nghĩ. Phong cách này ngày càng được nhiều người nhắc đến hơn. Có lẽ lí do là vì tần suất xuất hiện của cụm từ này ngày càng nhiều trên các kênh truyền thông đại chúng.

Nghệ thuật minimalism và sự tối giản trong nội thất từ đâu mà có?

Lần đầu xuất hiện vào những năm 60s và trở nên phổ biến vào năm 2011 nhờ cái tên Marie Kondo cùng tác phẩm “The Life-Changing Magic of Tidying Up: The Japanese Art of Decluttering and Organizing”. Chủ nghĩa tối giản đã và đang trở thành phong cách sống của thời đại. Tối Giản – Minimalism bắt đầu xuất hiện trong nghệ thuật Phương Tây từ sau Thế Chiến II. Rồi dần dần phát triển mạnh mẽ nhất ở Mỹ trong những năm 1960 và đầu những năm 1970. Tối Giản có nguồn gốc bắt rễ từ sự thuần khiết và cô đọng của Chủ nghĩa Hiện đại (Modernism).

Tại Việt Nam, phong cách này không chỉ đang len lói mà đã phát triển. Và tạo nên một trường phái sống và trở thành chánh niệm sống của một bộ phận con người. Từ sự ảnh hưởng của các câu chuyện truyền cảm hứng từ những KOC, KOL mà hình ảnh ăn mặc dùng những món đồ có gam màu đơn sắc đã dần trở nên phổ biến. Không quá lòe loẹt phô trương, cũng không cần blink hay lấp lánh. Phong cách này tuy tối giản nhưng không hề đơn giản.

Phong cách minimalism
Phong cách minimalism

Mua ít đi, dùng đồ chất lượng và chọn kỹ hơn

Không theo đuổi những món đồ giá rẻ. Những tín đồ của nghệ thuật minimalism luôn giành ưu tiên cho những sản phẩm chất lượng. Không cần phải có quá nhiều đồ những mỗi món đồ có công năng sử dụng linh hoạt, dùng được vào nhiều môi trường, trong nhiều môi trường khác nhau.

“Cost per use” – giá trị sản phẩm được tính bằng số lần sử dụng được nó. Với trường hợp trong cách này sử dụng tiêu chí của câu “cost per use” là rất phù hợp. Một món đồ giá thành cao nhưng tốt. Chất lượng dùng được lâu dài đôi khi còn là món hời so với những món đồ giá rẻ. Sử dụng những món đồ chất lượng giúp bạn tiết kiệm. Từ đó cắt giảm được những chi phí phát sinh không đáng có như hỏng vặt, bảo trì… Cân nhắc mỗi khi có nên mua một món đồ mới hay không cũng là lỗi suy nghĩ cần có của những người theo đuổi phong cách tối giản.

Thiết kế tối giản

Xu hướng kiến trúc cũng như nội thất tối giản là xu hướng hiện nay. Sự lựa chọn một không gian thoáng đãng, đón chào ánh nắng. Và kết hợp với các chất liệu bền vững sẽ làm cho không gian đáng sống hơn rất nhiều.Không chỉ dừng lại ở phong cách và lối tư duy mà mọi thứ cũng phải tối giản. Từ một chiếc giường, một bộ sofa cũng không cần phải quá đồ sồ hay trạm khắc rồng phượng. Đôi nét chấm phá bằng những nét thẳng, nét cong là quá đủ cho một bộ nội thất.

Sự tối giản trong nội thất
Sự tối giản trong nội thất

Sự tối giản trong nội thất

Từ thời trang cho đến nội thất, trong phong cách này đều có điểm trung là đặt tiêu chí thanh lịch cho sản phẩm lên hàng đầu. Hầu hết các ngôi nhà đặt phối với thiên nhiên. Tất cả đều sử dụng những đồ nội thất theo khối vuông hoặc chữ nhật là chính. Đồ vật trong nhà đa dạng và sự hiện diện của gỗ là một sự lựa chọn phù hợp cho một không gian tối giản. Màu sắc của những bộ nội thất thường được dùng theo màu tự nhiên. Hoặc cũng có thể là những màu có độ bão hòa nhẹ, không quá nóng, cũng không quá lạnh.

Sự tối giản trong nội thất gỗ óc chó
Sự tối giản trong nội thất gỗ óc chó

Đặc biệt chất liệu khi sản xuất những bộ nội thất theo tiêu chí của chủ ngĩa tối giản là phải chất lượng. Từ đó tạo ra các sản phẩm có tuổi thọ tương xứng. Đối với các sản phẩm gỗ thì chất liệu gỗ óc chó và gỗ óc chó, gỗ xưa, gỗ mun… là những loại gỗ có chất lượng cao.

Sự gọn gàng-sạch sẽ là điều cần phải có của một bộ nội thất theo phong cách của sự tối giản. Phong cách đề cao sự gọn gàng, ngăn nắp, càng gọn càng tốt. Không cần bề mặt nội thất phải có quá nhiều họa tiết. Đôi khi chỉ cần điểm xuyết một vài đường nét nhỏ. Thậm chí là tất cả là bề mặt trơn cũng không sao. Thiết kế tối giản nhấn mạnh việc sử dụng hình học cơ bản, bề mặt phẳng. Từ đó giảm thiểu tối đa các chi tiết thừa để rồi mang lại hình ảnh gọn gàng. Từ đó mang lại cảm giác tinh khiết nhất có thể cho không gian.

“Less is more”- giảm đồ đạc xuống mức tối tiểu. Tập trung và chỉ dùng những vật dụng quan trọng nhất – một vật dụng nhiều chức năng.

Làm sao để bắt đầu theo đuổi phong cách minimalism?

Để theo đuổi một phong cách, trước hết bạn phải xem mình có phù hợp với những khía cạnh trong phong cách đó hay không đã. Rồi dần dần bắt đầu từng bước một trong quá trình hình thành lên phong cách. Tất cả cần một con đường đủ dài. Đến cuối phong cách này phải khiến chúng ta cảm thấy thoải mái. Không làm cho chúng t gò bó bời những quy tắc riêng của phong cách.

Đối với sự tối giản trong nội thất, nhà Mộc luôn xây dựng từ trước cho tới giờ. Mộc Lê Gia luôn chào đón bạn với tất cả những gì bạn mong muốn.

Theo dõi chúng tôi: Facebook Nội thất Mộc Lê Gia

Xem thêm nhiều dự án và sản phẩm khác:

Để lại một bình luận

}